Luật sư chuyên về thủ tục hành chính sẽ giải quyết giúp quý khách các vấn đề về xin Visa cho người nước ngoài và xin nhập tịch

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  • HOME »
  • CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Q1 ”Tư cách lưu trú”là gì?

Khi người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật, về nguyên tắc phải được Cục quản lý Xuất nhập cảnh cho phép nhập cảnh. Việc người nước ngoài có thể lưu trú tại Nhật với tư cách gì, trong thời gian bao lâu được quyết định khi được cấp phép. Cái này gọi là tư cách lưu trú và thời hạn đó gọi là thời hạn lưu trú.
Luật quản lý nhập cảnh có 27 tư cách và mỗi tư cách quy định người nước ngoài được phép thực hiện những hoạt động như thế nào.
Tư cách lưu trú được chia thành hoạt động nhận thù lao hay nói cách khác là tư cách được phép làm việc hay tư cách không được làm việc.
Tư cách được phép làm việc gọi chung là “working visa” hay “business visa” nhưng tên gọi nào cũng không phải là tên gọi chính thức nên anh chị em và các bạn cần lưu ý.
Về từng loại tư cách lưu trú, tôi không thể giải thích hết ở đây nhưng nếu anh chị em và các bạn muốn sống ở Nhật thì trước hết bắt buộc phải tìm hiểu xem người nước ngoài có thể lấy được tư cách lưu trú như thế nào.

Q2 Tư cách lưu trú cần thiết khi tuyển người nước ngoàilà gì?

Có 27 loại tư cách lưu trú nhưng trong đó tư cách được phép làm việc (tức là làm việc và được nhận lương) có 20 tư cách.
Tức là trường hợp người nước ngoài lưu trú và làm việc ở Nhật thì bắt buộc cần phải có 1 trong các tư cách này.
Trong tư cách lưu trú được phép làm việc có các tư cách “Ngoại giao”, “Báo chí”, “Kiến thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế”, “Kỹ sư”, ” Chuyển việc trong công ty”, “Kỹ năng”, “Vợ hoặc chồng là người Nhật”… ứng với từng nội dung hoạt động người nước ngoài muốn thực hiện và tình trạng cá nhân của người nước ngoài đó.
Tuy nhiên, về cơ bản, dù là tư cách không được phép làm việc nhưng vẫn có chế độ cho phép làm việc (tức là làm thêm) trong phạm vi bị hạn chế số thời gian làm việc nhất định (gọi là Cho phép làm việc ngoài phạm vi tư cách quy định).

Q3 Thẻ lưu trú (thẻ ngoại kiều) là gì

Thẻ lưu trú được cấp cho những người có tư cách lưu trú trung dài hạn ở Nhật như là kết quả công nhận tư cách lưu trú như nhập cảnh mới, thay đổi tư cách lưu trú, gia hạn thời hạn lưu trú. Vì thế, thẻ lưu trú có tính chất như là giấy chứng nhận chủ thẻ có tư cách lưu trú trung dài hạn ở Nhật vàcó thể lưu trú hợp pháp trong thời hạn lưu trú. Đồng thời thẻ lưu trú còn được xem là giấy phép mang đầy đủ tính pháp lý thay thế cho con dấu công nhận mọi xác nhận tư cách đóng trên hộ chiếu.

Q4 Những ai được cấp thẻ lưu trú.

Đối tượng được cấp thẻ lưu trú là người nước ngoài có tư cách lưu trú hợp pháp và lưu trú trung dài hạn ở Nhật (dưới đây sẽ gọi là “người lưu trú trung dài hạn”). Cụ thể những trường hợp sau sẽ không được cấp thẻ lưu trú.
① Người lưu trú dưới 3 tháng.
② Người có tư cách lưu trú ngắn hạn.
③ Người có tư cách lưu trú theo diện “ngoại giao”, “công vụ”
④ Người lưu trú theo quy định của Pháp luật thuộc chuẩn của mục từ ① đến ③ (Lưu ý 1)
⑤ Người có tư cách vĩnh trú đặc biệt.
⑥ Người không có tư cách lưu trú (Lưu ý 2)
(Lưu ý 1)Người có tư cách “Hoạt động đặc định (「特定活動」), nhân viên văn phòng đại diện tại Nhật của hiệp hội hợp tác quan hệ Á đông (văn phòng đại diện văn hóa kinh tế Đài Bắc ở Nhật, Chi nhánh ở Yokohama, Naha, Sapporo, Osaka và Fukuoka), hoặc Văn phòng Tổng đại diện của Palestine ở Nhật cũng như người thân của nhân viên đó.
(Lưu ý 2) Ở chế độ đăng ký người nước ngoài, người cư trú bất hợp pháp vẫn thuộc đối tượng đăng ký nhưng sang chế độ quản lý cư trú mới thì không thuộc diện được phép đăng ký nữa. Người nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp hãy nhanh chóng ra trình diện đầu thú ở sở quản lý xuất nhập cảnh gần nhất để được làm thủ tục. Chi tiết xin xem mục “Hướng dẫn ra đầu thú ~ Gửi các bạn người nước ngoài đang băn khoăn vì cư trú bất hợp pháp~”(「出頭申告のご案内~不法滞在で悩んでいる外国人の方へ~」)đăng trên trang Web của Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Q5 Thẻ lưu trú có thể xin cấp ở đâu.

Người nước ngoài sẽ được đóng dấu cho phép nhập cảnh vào hộ chiếu đồng thời người được phép lưu trú trung dài hạn sẽ được cấp thẻ lưu trú ngay tại chỗ khi nhập cảnh tại sân bay Narita, Haneda, Chubu, Kansai. Trường hợp nhập cảnh ở sân bay, hải cảng khác thì sẽ được đóng dấu cho phép nhập cảnh lên hộ chiếu và cấp hộ chiếu sau. Trong trường hợp này, người nước ngoài sẽ được cấp thẻ lưu trú sau khi đã làm thủ tục đăng ký địa chỉ tạm trú tại UBND nơi cư trú. (Về nguyên tắc, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ gửi thẻ qua bưu điện về địa chỉ đã đăng ký đó)

Q6 Khi nào thì gia hạn thẻ lưu trú?

Trên thẻ lưu trú ghi những thông tin quan trọng mà Bộ pháp vụ đang nắm được về chủ thẻ như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, địa chỉ, tư cách lưu trú, thời hạn lưu trú, được phép làm việc hay không… Khi có thay đổi nội dung ghi trên thẻ, chủ thẻ có nghĩa vụ phải làm thủ tục thông báo có thay đổi thông tin cá nhân để thông tin mới nhất luôn được cập nhật. Ngoài ra, trên thẻ còn có ảnh của chủ thẻ từ 16 tuổi trở lên.

Q7 Khi làm mất thẻ lưu trú thì làm thế nào?

Khi Thẻ lưu trú bị mất do làm mất, bị lấy cắp, bị hỏng hoặc do nguyên nhân khác thì sẽ làm tủ tục xin cấp lại thẻ. Khi thẻ bị mất do những lý do trên, người nước ngoài bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp lại thẻ theo luật định trong vòng 14 ngày kể từ khi phát hiện ra thẻ bị mất (trường hợp phát hiện bị mất thẻ khi đang ở ngoài nước Nhật thì phải làm thủ tục ngay vào ngày nhập cảnh lại vào Nhật)
Giấy tờ hồ sơ cần thiết không tiện viết chi tiết ra đây nên anh chị em và các bạn có thể liên hệ với Văn phòng luật hành chính Visaed 80 để được tư vấn.

Q8 Mức phạt đối với trường hợp làm việc bất hợp pháp như thế nào?

Trường hợp người nước ngoài không có tư cách hợp pháp cố tình làm việc thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm trở xuống hoặc phạt tiền dưới 3 triệu yên. Ngoài ra, cơ sở, doanh nghiệp thuê người lao động bất hợp pháp sẽ bị phạt tù từ 3 năm trở xuống hoặc phạt tiền dưới 3 triệu yên. (Quy định được sửa đổi theo luật quản lý XNC mới thực hiện từ ngày 2 tháng 12 năm 2004)

 

Q9 Hãy cho tôi biết những lưu ý khi tuyển dụng người nước ngoài.

Trên đây tôi đã nói về mức phạt khi người nước ngoài lao động bất hợp pháp nên ở đây tôi sẽ tập trung nói về quyền lợi của người nước ngoài với tư cách là người lao động nói chung.
Trường hợp này cần cân nhắc đến vấn đề áp dụng luật lao động Nhật đối với người lao động nước ngoài.
Về vấn đề này, việc áp dụng luật lao động của Nhật đối với người nước ngoài có tư cách lưu trú được phép làm việc, ngay cả với lao động bất hợp pháp giống như đối với lao động người Nhật là điều đương nhiên. Vì thế, doanh nghiệp tuyển dụng người nước ngoài không được phép có hành vi cố tình phân biệt điều kiện làm việc giữa lao động người nước ngoài với lao động người Nhật.
Đối với người lao động bất hợp pháp, do họ ở thế yếu nên không hiếm trường hợp bị quỵt tiền công, buộc thôi việc không chính đáng. Rất mong quý công ty hết sức lưu ý vấn đề này.
Ngoài ra, trường hợp người nước ngoài có tư cách làm việc thôi việc, chuyển công ty khác khi còn thời hạn lưu trú thì có thể xin Cục quản lý XNC cấp “Giấy chứng nhận tư cách làm việc”(「就労資格証明書」).
Bằng giấy chứng nhận này, người nước ngoài khi xin gia hạn tư cách lưu trú sau đó có bị trượt cũng không bị cập rập và phía doanh nghiệp tuyển dụng cũng không phải lo lắng về tư cách lưu trú cũng như yên tâm có thể tuyển dụng người nước ngoài đó.

Q10 Người nước ngoài bị thương khi đang làm việc. Khi đó thì xử lý thế nào?

Dù là người nước ngoài nhưng khi gặp tai nạn lao động trong nước Nhật thì về nguyên tắc vẫn được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động và được trả bảo hiểm giống như với người Nhật. Trong trường hợp này, dù người nước ngoài ở quá hạn lưu trú hay làm công việc ngoài quy định của tư cách lưu trú (kể cả làm việc bất hợp pháp) thì việc có quyền hưởng bảo hiểm vẫn không thay đổi.
Tùy theo tình trạng ở quá hạn lưu trú của người đó, cũng có trường hợp phía tuyển dụng từ chối làm thanh toán bảo hiểm hoặc không hợp tác làm thủ tục thanh toán với lý do tương tự, nhưng trong thời gian làm thủ tục, phần lớn đều không bị báo lên Cục quản lý xuất nhập cảnh nên để cứu người gặp nạn thì doanh nghiệp nên chủ động xử lý xin hưởng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.

Q11 Người nước ngoài gặp tai nạn giao thông. Cách xử lý như thế nào?

Đối với trường hợp yêu cầu bồi thường khi người nước ngoài gặp tai nạn giao thông cũng vậy, về cơ bản giống hệt khi người Nhật gặp nạn. Người nước ngoài sẽ yêu cầu bên gây tai nạn (hoặc công ty bảo hiểm nơi bên gây tai nạn mua bảo hiểm) thanh toán phí điều trị, tổn thất do phải nghỉ việc, thiệt hại do tai nạn, tiền cấp dưỡng….
Vấn đề của trường hợp này chính là việc giám định, tính toán mức thiệt hại do tai nạn mà nếu không bị tai nạn thì có thể đạt được. Vấn đề sẽ phát sinh là tiêu chuẩn khi giám định, tính toán mức thiệt hại này nên căn cứ theo tiêu chuẩn thu nhập (tiền công bình quân) trong nước Nhật hay nên căn cứ theo tiêu chuẩn thu nhập của quốc gia người nước ngoài gặp nạn.
Trường hợp này cũng còn nhiều điểm cần phải xem xét như người nước ngoài có tư cách lưu trú không, có lưu trú bất hợp pháp không, là người được phép làm việc hay làm việc bất hợp pháp, sau tai nạn thì tiếp tục lưu trú tại Nhật hay về nước, nội dung thiệt hại (tử vong do tai nạn, có di chứng do tai nạn hay không…).
Xem các ví dụ phán quyết của tòa án về các vụ việc như thế này thì hướng giải quyết hiện tại có vẻ như tòa không chấp nhận lấy tiêu chuẩn trong nước Nhật và không thể đưa ra kết luận chung được. Nhưng đứng trên lập trường của người nước ngoài gặp nạn thì đương nhiên họ nên yêu cầu bên gia hại thanh toán thiệt hại dựa theo cơ sở tiêu chuẩn thu nhập trong nước Nhật và căn cứ theo nội dung “Bình đẳng trước pháp luật được quy định trong hiến pháp và chiếu theo quan điểm chịu trách nhiệm bình đẳng về thanh toán thiệt hại giữa hai bên đương sự nêu trong bồi thường thiệt hại thì tôi cho rằng cũng nên làm như thế.

Q12 Khi kết hôn với người Nhật và sinh con thì người nước ngoài có được ghi tên trong hộ khẩu ở Nhật không?

Trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Nhật thì vợ (hoặc chồng) người Nhật sẽ được tách hộ khẩu và đứng tên hộ khẩu mới. Trong hộ khẩu mới chỉ ghi là đã kết hôn với người nước ngoài này. (Người nước ngoài sẽ không được nhập hộ khẩu).
Khi con giữa hai người chào đời, đứa bé sẽ được ghi vào hộ khẩu của bố (hoặc mẹ) người Nhật với tư cách là người Nhật. (Tất nhiên là tên bố hoặc mẹ người nước ngoài cũng sẽ được ghi vào).
Trường hợp tách hộ khẩu mới khi kết hôn với người nước ngoài, thông thường họ của vợ (hoặc chồng) người Nhật trước khi kết hôn sẽ được ghi vào hộ khẩu mới, nhưng trong vòng 6 tháng sau khi kết hôn, người Nhật có thể đổi sang họ của vợ (hoặc chồng) người nước ngoài nếu làm thủ tục xin đổi họ. (Trường hợp này không dùng được chữ cái ABC theo tên nước ngoài nên sẽ chuyển thành phiên âm tương tự bằng chữ Katakana).
Nhưng ngay cả trường hợp này thì hộ khẩu của vợ (hoặc chồng) người nước ngoài cũng không được thay đổi như tôi đã nói ở trên.

Q13 Người nước ngoài cũng có nghĩa vụ nộp thuế phải không?

Thuế liên quan nhiều nhất đến người nước ngoài trong hệ thống thuế của Nhật có thể nói đến thuế thu nhập và thuế cư trú. Mỗi loại thuế sẽ được tính căn cứ theo thời hạn dài ngắn của thời hạn lưu trú (lưu trú từ 1 năm trở lên hay không?), địa chỉ (hay nơi ở) có hay không, nhưng về nguyên tắc dù là người nước ngoài thì cũng phải đóng thuế thu nhập giống như người Nhật.
Và doanh nghiệp thuê lao động cũng phải đóng thuế lợi tức và trả lương cho người nước ngoài giống như với người Nhật.
Thuế cư trú cũng vậy. Người nước ngoài phải nộp thuế cư trú tính từ mùng 1 tháng 1 năm đó. Cũng giống như người Nhật, có trường hợp phải báo cáo hoàn thuế, cũng có trường hợp nếu làm báo cáo thì sẽ được hoàn thuế. Nhưng, cũng có nhiều trường hợp khác người Nhật như người nước ngoài có thu nhập ngoài nước Nhật, rồi phải gửi tiền để nuôi người thân sống ngoài nước Nhật. Khi đó nên hỏi ý kiến Luật sư chuyên về thuế và Cục thuế về cách làm báo cáo hoàn thuế.
Trường hợp cần phải làm báo cáo hoàn thuế nhưng người nước ngoài lại xuất cảnh trước thời hạn làm báo cáo hoàn thuế thì có 2 cách giải quyết.
Trước hết là có thể ủy nhiệm cho Luật sư chuyên về thuế thay người nước ngoài làm thủ tục và nhận tiền hoàn thuế. Với cách làm này, người nước ngoài cần phải nộp đơn của người quản lý thuế cho Cục thuế.
Một cách làm khác là người nước ngoài hoàn tất thủ tục báo cáo hoàn thuế trước khi xuất cảnh, còn việc nhận tiền hoàn thuế thì ủy nhiệm cho người đại diện nhận thay trong trường hợp được hoàn thuế. Với cách làm này người nước ngoài cần phải nộp trước giấy ủy quyền về việc nhận tiền hoàn thuế cho Cục thuế khi làm thủ tục xin hoàn thuế.

Hãy yên tâm, thoải mái liên hệ cho chúng tôi. TEL 03-6265-9550 Thời gian nhận tư vấn:AM9:00~PM6:00(Nghỉ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ)

Code QR của Wechat

Code QR của Line @

  • facebook
PAGETOP
Copyright © Văn phòng Luật hành chính Visaed80 All Rights Reserved.